Nhận thấy chứng tử cung lạnh hiện nay cũng khá phổ biến là một trong những nguyên nhân khiến phụ nữ bị lưu thai, sảy thai liên tiếp nhiều lần, khiến chị em mệt mỏi và hao tổn sức khỏe nên Hiền chia sẻ để biết đâu có thể giúp được thêm một ai đó. Bài viết này Hiền sưu tầm từ page của một anh bác sĩ Đông y và thấy nội dung khá rõ ràng. Mời mọi người và đặc biệt là các bạn nữ cùng tìm hiểu nhé!
Có thể bạn cũng sẽ như mình, không hề biết mình bị tử cung lạnh cho đến khi đọc và tìm hiểu về nó! Cùng tìm hiểu về chăm sóc tốt hơn cho bản thân nhé!
Tử cung lạnh là gì?
Theo y học, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn là tử cung lạnh. Hiểu theo cách đơn giản, tử cung lạnh là tình trạng năng lượng dương không thể làm ấm cơ thể, mạch máu tử cung co thắt lại khiến tử cung thiếu máu nuôi, gây khó rụng trứng và thụ thai thành công.
Y học cổ truyền chú trọng đến sự cân bằng âm và dương (ví dụ như nóng và lạnh). Năng lượng dương chính là sự ấm áp, nóng và nổi trội ở pha sau của chu kỳ kinh nguyệt (nửa chu kỳ sau). Trong suốt pha sau này, năng lượng dương sẽ làm ấm cơ thể, giúp lưu thông máu và tạo điều kiện để trứng rụng và đậu bám vào thành tử cung. Pha sau của chu kỳ kinh nguyệt chính là pha dương. Sau khi trứng và tinh trùng thụ thai, progesterone (hormone dương) khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, hỗ trợ bào thai đậu bám vào tử cung và phát triển.
Trong tử cung lạnh, lớp lót tử cung không đáp ứng thích hợp với hormone dương hay progesterone. Mạch máu cung cấp cho tử cung co thắt lại và khiến tử cung thiếu máu nuôi.
Tạng Thận là tạng liên quan trực tiếp tới Tử cung
Vì thế, nếu cơ thể bạn bị thiếu năng lượng dương, máu nuôi tử cung sẽ giảm đi, khiến những tế bào máu chết sẽ tích tụ lại nhiều hơn và ngăn chặn dòng máu nuôi khác đến tử cung. Mặt khác, khi tử cung thiếu độ ấm, nang trứng sẽ không thể trưởng thành hoàn toàn được.
Cho dù nang trứng có thể trưởng thành, khả năng trứng sẽ không rụng nếu không có đủ năng lượng dương. Vì vậy, bạn sẽ khó thụ thai thành công.
Khi quá trình thụ thai xảy ra, bào thai có khoảng 1 tuần để đậu bám vào tử cung. Hiện tượng này sẽ giúp bào thai liên kết trực tiếp với các mạch máu, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để bào thai phát triển. Sự liên kết này cần được duy trì cho đến khi nhau thai được hình thành sau 3 tháng. Mỗi bất thường nào của tử cung đều có thể gây sẩy thai.
Đây là lý do mà các mẹ bầu bị tử cung lạnh thường bị sảy thai/lưu thai trong khoảng thời gian từ 6-8 tuần. Nếu các bạn đi khám ở Tây y, nhiều khả năng bạn sẽ nhận được các kết quả đều bình thường, không có vấn đề gì cả. Đó là vì Tây y chưa đo được khí trong cơ thể nhưng bắt mạch ở Đông y thì có thể nhận thấy được điều đó. (Cái này là ý kiến cá nhân của Hiền nha).
Dấu hiệu tử cung lạnh
Bạn có thể nhận thấy bản thân đang thiếu năng lượng dương nếu gặp phải những dấu hiệu tử cung lạnh như:
Cơ thể thường lạnh (luôn mặc áo khoác, khó làm ấm cơ thể)
Sợ gió, sợ lạnh
Tay và chân lạnh
Nhiệt độ cơ bản của cơ thể thấp
Suy giáp
Thường tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm
Tiêu hóa kém, ăn uống không ngon miệng
Ra máu trước kỳ kinh hoặc máu đóng cục trong kỳ kinh nguyệt
Pha sau của chu kỳ kinh ngắn
Đau lưng dưới (thường vào lúc rụng trứng hay trong kỳ kinh nguyệt)
Đau bụng kinh nhưng dễ chịu hơn khi được làm ấm
Thường xuyên sảy thai
Hiếm muộn
Rụng trứng trễ
Không rụng trứng.
Vì sao phụ nữ lại bị tử cung lạnh?
Nguyên nhân tử cung lạnh
Nguyên nhân lạnh tử cung từ bên trong
1. Uống quá nhiều đồ uống lạnh
Việc này không chỉ gây hại cho dạ dày và còn có thể khiến tử cung bị lạnh. Nếu bạn ăn quá nhiều đồ lạnh, tử cung bị ảnh hưởng, gây đau bụng kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều và có thể khiến bạn khó mang thai.
2. Giảm năng lượng dương
Nhiệt độ thấp sẽ phá hủy năng lượng dương của cơ thể. Ngoài ra, lạnh còn được gọi là năng lượng âm. Khi năng lượng này tích tụ quá nhiều, sự mất cân bằng xảy ra và khiến năng lượng dương bị giảm đi nhiều. Hệ quả cuối cùng là cơ thể hay tử cung sẽ bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
3. Nguyên nhân từ cơ địa
Có nhiều người do Mẹ khi mang thai cơ thể suy yếu, không đầy đủ chất dinh dưỡng cũng có thể khiến con sinh ra không được khỏe mạnh và dễ mắc các chứng bệnh giống mẹ. Điều này thường không biểu hiện ra ngoài nhiều (VD như mình bị lạnh tay, lạnh chân nhưng không thấy ảnh hưởng đến cuộc sống lắm nên cũng cảm thấy điều này khá bình thường, cho đến khi mang thai mới biết là mình bị tử cung lạnh thì mới điều trị để điều hòa lại khí huyết).
Điều này không phải là lỗi của bạn, nhiều khi chỉ là vì bản thân chưa có đủ thông tin và kiến thức để biết thôi. Do đó, khi chuẩn bị mang thai, người ta thường khuyên nên đi bốc thuốc Bắc để bồi bổ cơ thể là có lý do cả đấy.
Nguyên nhân lạnh tử cung từ bên ngoài
Nhiều người thường không quan tâm đến ảnh hưởng của những vật lạnh xung quanh đối với cơ thể mình dù vấn đề này có thể tác động không nhỏ đến tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng mang thai.
Ví dụ:
1. Ngồi trên sàn nhà lạnh thường xuyên (nhất là sàn nhà ướt)
Cái lạnh này sẽ theo mông đến bụng của bạn, đặc biệt là khi bạn đang trong kỳ kinh nguyệt hay khi cơ thể mệt mỏi.
Bạn nên sử dụng đệm ngồi để không bị lạnh khi ngồi bệt dưới sàn
2. Không chú ý giữ ấm dạ dày và vùng lưng
Nhiều chị em thường mặc quần áo hở rốn và eo lưng bất kể thời tiết. Gió lạnh và sự ẩm ướt có thể xâm nhập vào cơ thể qua vùng rốn, lưng eo để đến tử cung. Cái lạnh này còn theo chân bạn di chuyển đến bụng. Theo y học cổ truyền, đường kinh mạch từ bàn chân sẽ chạy dọc theo chân rồi đến bụng. Vì thế, nếu bạn để chân hay dạ dày, lưng bị lạnh có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn.
3. Bơi trong kỳ kinh nguyệt
Mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động của não bộ sẽ không thay đổi nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt, thế nhưng cơ thể bạn thì lại khác. Trong giai đoạn này, cơ thể sẽ trở nên nhạy cảm hơn, đồng thời hệ nội tiết thay đổi và cổ tử cung sẽ mở rộng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc bạn dễ bị nhiễm lạnh hơn. Do đó, nếu bạn đi bơi vào lúc “đèn đỏ”, tử cung có thể bị nhiễm lạnh trực tiếp hay gián tiếp.
4. Nhiễm lạnh khi mắc mưa
Mặc quần áo ướt khi bị mắc mưa cũng là một trong những nguyên nhân khiến tử cung bị nhiễm lạnh.
Nguyên nhân bên trong và ngoài kết hợp
Mặc dù có nhiều sự khác biệt giữa nguyên nhân bên trong và bên ngoài, nhưng giữa chúng đều có sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Suy giảm năng lượng dương khiến cơ thể lạnh từ bên trong nên dễ nhiễm lạnh từ bên ngoài hơn. Khi cái lạnh từ bên ngoài xâm nhập cơ thể bạn, năng lượng dương sẽ bị ảnh hưởng hay suy giảm. Cả hai yếu tố trên đều có thể dẫn đến hậu quả là bạn khó mang thai.
Tập thể dục buổi sáng để hấp thụ ánh nắng mặt trời và hấp thu năng lượng dương cho cơ thể
Ngăn ngừa và phòng tránh tử cung lạnh
Khi đã hiểu được nguyên nhân gây ra tử cung lạnh, bạn có thể ngăn ngừa tử cung lạnh nếu lưu ý những điều sau:
Không nên ngồi lâu hay thường xuyên trên nền nhà lạnh và ẩm ướt
Giữ ấm chân, dạ dày và lưng. Bạn có thể đi dép trong nhà để giữ cho lòng bàn chân luôn được ấm.
Mặc quần áo che cả rốn và eo. Mang tất hay giày vào mùa đông.
Không nên bơi trong kỳ kinh nguyệt.
Thay quần áo ngay sau khi mắc mưa.
Sấy khô tóc sau khi tắm và trước khi ra ngoài trời lạnh.
Đừng uống nhiều đồ lạnh, nước lạnh, nhất là khi trong kỳ kinh nguyệt.
Đừng uống đồ lạnh khi dạ dày đang rỗng.
Điều trị nếu cơ thể bạn thuộc dạng thiếu năng lượng dương.
Triệu chứng của tình trạng này có thể bao gồm: thích ấm áp, không thích lạnh, chân và tay lạnh, đau gối khi trời lạnh, da xanh, trầm cảm.
Điều trị tử cung lạnh như thế nào?
Mặc dù tình trạng tử cung lạnh có thể dẫn đến hệ quả khó thụ thai khá nghiêm trọng, nhưng bạn có thể điều trị tử cung lạnh chỉ bằng những thói quen hàng ngày như:
Củ gừng có tính ấm, nên ăn để hỗ trợ điều trị tử cung lạnh
Ăn thức ăn nóng ấm và có tính nhiệt.
Ngâm chân trong nước ấm mỗi ngày trong 10 – 20 phút. Giữ ấm chân sau khi để khô chân.
Chườm nhiệt. Đặt một túi chườm nhiệt lên bụng hay vùng lưng để làm ấm mỗi ngày hay cách ngày.
Thêm một vài miếng gừng và đường nâu vào trà, đun sôi trong vài phút và uống mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy trà gừng với khả năng ngăn ngừa ung thư và kháng viêm còn giúp bạn cải thiện sức khỏe tổng quát, từ đó nâng cao khả năng thụ thai thành công.
Tập thể thao như Thái Cực quyền và khí công có thể giúp ích cho bạn.
Tự massage tại vị trí Tam âm giao (khoảng 4 lóng ngón tay tính từ đỉnh xương mắt cá trong đi lên).
Địa chỉ điều trị tử cung lạnh
Sau nhiều lần gặp khó khăn trong vấn đề mang thai, Hiền cũng đã có tự tìm hiểu và tìm được một địa chỉ điều trị tử cung lạnh phù hợp. Tự nhận thấy bản thân đã có nhiều tiến triển tích cực sau khi uống thuốc và điều trị, Hiền giới thiệu thông tin để bạn nào cảm thấy mình đang có những triệu chứng như trên và đang mong con thì có thể thử đi khám tại đây nhé!
Phòng Khám Đông Y Thầy Duy
Địa chỉ: 3004 Phạm Thế Hiển, phường 7, quận 8, Tp.HCM
Bạn gọi tới số 0988 212 142 để hẹn lịch cụ thể nhé!
Thường anh Duy sẽ khám vào thứ 2,3,5,6.
Để chắc chắn hơn, Hiền khuyên bạn nên tham khảo các thông tin trên fanpage trước khi quyết định đến thăm khám. Nếu cần Hiền thông tin hoặc chia sẻ kinh nghiệm thêm thì có thể inbox cho Hiền tại facebook cá nhân của Hiền. Hiền sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất nhé!
Mong là những chia sẻ của Hiền có ích với bạn 🙂 Bạn cũng có thể đọc những bài viết trong chuyên mục Kiến thức Mẹ và Bé để có thêm những kiến thức bổ ích nhé!